Diễn Đàn Công Nghệ Phú Quốc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Công Nghệ Phú Quốc

Chia Sẽ Kinh Nghiệm, Lĩnh Vực Kỹ Thuật Công Nghệ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cấu Tạo và nguyên lý hoạt động máy Photocopy

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 27/09/2011
Age : 39
Đến từ : Phú Quốc-Kiên Giang

Cấu Tạo và nguyên lý hoạt động máy Photocopy Empty
Bài gửiTiêu đề: Cấu Tạo và nguyên lý hoạt động máy Photocopy   Cấu Tạo và nguyên lý hoạt động máy Photocopy EmptyWed Sep 28, 2011 1:15 pm

PHẦN 1
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTo
hinh affraid
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
hình affraid
1.1. Trống (Drum).
Trống là bộ phận chính của máy Photocopy làm nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh. Trống còn có tên gọi là trống từ, trống OPC ( Organic Photo Conductor : quang dẫn hữu cơ ). Trống được gọi là trống từ vì sử dụng từ tính trong quá trình tạo hình ảnh, gọi là trống OPC vì bề mặt trống có phủ lớp quang dẫn.


a). Cấu tạo của trống.
- Lõi trống : bằng kim loại phi từ tính (chủ yếu bằng nhôm)
hình trụ tròn, rỗng.
- Mặt trống : bề mặt trống được phủ lớp quang dẫn.
Chất quang dẫn là một hợp chất đặc biệt có hai tính chất.
- Nhiễm điện : dễ nhiệm điện tích âm và bảo lưu được điện tích trong bóng tối.
- Cảm quang : sẽ bị mất điện tính khi có ánh sáng chiếu vào, ánh sáng càng mạnh thì điện tích mất đi càng nhiều và ngược lại (tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào).
Dựa vào đặc điểm này của chất quang dẫn để chê tạo ra trống OPC. Trống OPC có ưu điểm là không sinh khí Ozon. Các loại trống của máy Photocopy đời cũ không dùng loại trống này nên trong quá trình sao chụp sẽ sinh ra khí Ozon, loại khí có ích cho môi trường trong việc ngăn chặn các tia cực tím bức xạ từ mặt trời có hại cho da con người, làm trái đất nóng lên (hiệu ứng nhà kính) nhưng khi con người tiếp xúc trực tiếp hay hít ngửi loại khí này lại rất có hại cho sức khoẻ.
b). Chú ý về trống.
Do đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình sao chụp nên trống phải được bảo quản, bảo dưỡng tốt, chỉ bị một vết xước nhỏ trên bề mặt trống thì trên bản chụp sẽ có vệt đen tức thì.
Trong quá trình sao chụp, trống luôn cọ xát với các bộ phận khác nên lớp quang dẫn sẽ bị mòn đi. Khi lớp quang dẫn bị mòn quá nhiều thì phải thay trống (khoảng 150.000 - 200.000 bản chụp) tuỳ thuộc vào chế độ chụp và cách bảo quản.
Trên trống có một thanh gạt gọi là gạt mực, có nhiệm vụ gạt sạch mực và bột giấy còn sót lại sau khi chụp. Khi thay trống mới, ta cần phải thay luôn thanh gạt này để đảm bảo trống mới không bị xước do thanh gạt cũ.
1.2. Mực (Toner).
Mực là một loại chất làm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy mực. Mực của máy Photocopy ở dạng bột và có màu đen, thành phần chủ yếu là Cacbon (nguyên liệu có sẵn, dồi dào và có màu đen tự nhiên).
Mực có hai tính chất :
- Nhiễm điện : mực cũng có khả năng nhiễm điện tích dương khi được cọ sát với từ.
- Chảy dính : Khi gặp nhiệt độ cao (từ 160oC trở lên) mực sẽ bị nóng chảy. Khi bị nóng chảy, mực có độ kết dính cao và dính chặt vào giấy, tạo nên hình ảnh trên giấy.
Chú ý về mực
Do trực tiếp tạo nên bản chụp nên chất lượng của mực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp. Mặt khác, trong quá trình sao chụp, mực tiếp xúc trực tiếp với một số bộ phận như lô sấy, lô ép và một số hạt mực có thể rơi vãi xuống trống. Vì vậy, độ mịn của mực và chất lượng của mực là rất quan trọng, cần phải quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có lưu hành nhiều loại mực giả với giá rẻ. Khi dùng loại mực này, các bộ phận của máy như trống từ, lô sấy, lô ép sẽ bị ảnh hưởng và giảm tuổi thọ nhanh chóng do mực không mịn và chảy dính không đều.
1.3. Bột từ (Developer).
Bột từ là những hạt sắt cực nhỏ có từ tính cao (bản chất là những hạt nam châm vĩnh cửu điện tính âm) làm nhiệm vụ mang mực đến sát trống. Sau khi đưa mực đến sát trống, do bề mặt trống nhiễm điện tích âm nên sẽ hút mực, đồng thời đẩy từ trở lại hộp từ để tiếp tục chuyển các hạt mực khác. Do vậy, bột từ tiêu hao không nhiều trong quá trình chụp mà chỉ bị giảm từ tính. Khi còn tốt, một hạt từ có thể mang được 2-3 hạt mực. Lượng mực cung cấp cho trống sẽ thay đổi tỷ lệ và gây cho bản chụp bị mờ hoặc bẩn, khi đó sẽ phải thay từ mới.
Chú ý về từ
Cũng như mực, từ hiện nay cũng bị làm giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất rất nhiều. Khi ta sử dụng hàng giả, hàng nhái, độ từ tính sẽ bị suy giảm rất nhanh và gây ra hai hiện tượng :
- Từ mang được ít mực nên bản chụp sẽ bị mờ.
- Từ không hút mực chặt nên các hạt mực rất dễ bị rơi vãi trên đường vận chuyển. Các hạt mực rơi vãi lung tung trong máy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của các bộ phận và bản chụp bị lem nhem.
1.4. Lô sấy (Hot Roller).
Là một trục tròn, thường có màu đen bằng kim loại dẫn nhiệt tốt (thường làm bằng hợp kim nhôm) có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm mực nóng chảy.
Lô sấy bao gồm : đèn nhiệt, thăm nhiệt, cầu chì nhiệt.
Đèn nhiệt sinh ra nhiệt để lô sấy toả nhiệt ra bề mặt lô sấy.
Thăm nhiệt có nhiệm vụ đo nhiệt để báo về bộ xử lí.
Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ đèn nhiệt.
1.5. Lô ép (Presurre Roller).
Lô ép là một trục tròn bằng vật liệu đàn hồi (thường làm bằng cao su) có nhiệm vụ ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên bề mặt giấy. Lô ép được đặt song song với lô sấy, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô sấy. Trong quá trình chụp, hai lô này quay ngược chiều nhau. Do vậy, nếu một trong hai lô này bị phồng lên hay sứt mẻ thì lô còn lại cũng bị ảnh hưởng nếu không được khắc phục sớm.
1.6. Cao áp.
Cao áp là bộ phận có nhiệm vụ sinh ra từ trường lớn để hút các bộ phận khác hay làm cho các bộ phận khác nhiễm điện.
Các loại cao áp trong máy Photocopy là :
- Cao áp nạp : nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống.
- Cao áp hút : hút mực từ trống xuống bề mặt giấy.
- Cao áp tách : tách giấy ra khỏi bề mặt trống.
1.7. Các bộ phận khác.
Trong máy Photocopy còn có hàng loạt các bộ phận khác như Sensor, cò tách giấy, các bánh răng, hệ thống gương, đèn quét, cuộn hút ... đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của máy.

hình affraid

2.1. Nạp điện tích (Drum Charge).
Trong bóng tối, bộ phận cao áp nạp nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống. Điện tích trên bề mặt trống được duy trì bởi lớp quang dẫn phủ trên bề mặt trống có khả năng lưu được điện tích cao trong bóng tối.
2.2. Lộ sáng (Expuse).
Hình ảnh của bản gốc được phản chiếu đến trống qua hệ thống gương và thấu kính. Điện tích đã được nạp trên bề mặt trống bị xoá tương ứng bởi cường độ mạnh của ánh sáng phản xạ, bằng cách này hình ảnh bản gốc được in trên bề mặt trống dạng âm bản (không quan sát bằng mắt thường được).
2.3. Xoá vùng (Eraser).
Ánh sáng từ đèn xoá vùng chiếu xuống vùng điện tích được nạp trên bề mặt trống mà không sử dụng cho hình ảnh copy. Điện tích của bề mặt trống trong vùng chiếu sáng sẽ bị giảm và lực hút tĩnh điện trong vùng đó bị tiêu tan. Đèn xóa vùng còn làm nhiệm vụ xóa trong các chức năng xóa gáy, xóa mép, xóa cỡ giấy.
2.4. Hiện ảnh (Developement).
Mực mang điện tích dương (điện tích dương được hình thành bởi sự ma sát giữa từ và mực) sẽ bị từ (mang điện tích âm) hút và đưa đến sát bề mặt trống. Vùng điện tích âm trên trống hút mực (do sự trái dấu của các điện tích) đồng thời đẩy từ quay trở lại (do sự cùng dấu của các điện tích) và do lực hút tĩnh điện của trống lớn hơn của từ. Hình ảnh bản gốc đã hiện rõ trên bề mặt trống có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
2.5. Hút ảnh (Image Transfer).
Giấy được cuốn đến sát bề mặt trống tương ứng vị trí của giấy và hình ảnh trên trống. Cao áp hút có điện thế âm sẽ hút mực từ trên trống rơi xuống bề mặt giấy do lực hút tĩnh điện của cao áp hút lớn hơn lực hút tĩnh điện của trống.
2.6. Tách giấy (Separate).
Cao áp tách (cao áp xoay chiều) ở dưới giấy vừa làm giảm điện tích trên tờ giấy vừa phá huỷ lực hút tĩnh điện giữa trống và giấy. Sau đó, phần đầu giấy được tách ra khỏi trống và được các cò tách giấy giúp tách giấy dễ dàng ra khỏi bề mặt trống.
2.7 Làm sạch (Cleaning).
Thanh gạt mực sẽ bóc mực còn sót lại trên bề mặt trống mà không được hút hết xuống giấy và gạt sạch mực vào hộp mực thải. Có một số Model, hộp chứa mực thải có bộ phận cơ khí guồng mực quay trở lại hộp cấp mực, hộp mực gần như được sử dụng 100% mà không bị lãng phí.
2.8. Xoá điện tích (Quenching).
Ánh sáng từ đèn xoá sẽ xoá trung hoà điện tích trên bề mặt trống, hoàn thành một chu kỳ chụp.
2.9. Định ảnh (Image Fix).
Lô sấy làm mực nóng chảy và lô ép sẽ ép mực dính chặt vào giấy.

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT, TÍNH NĂNG MÁY PHOTOCOPY 2615-2622
Kiểu dỏng Để bàn
Phương thức sao chụp Chuyển đổi tĩnh điện khô
Kích thước bản gốc Tối đa A3
Kiểu bản gốc Tờ rời hoặc sỏch
Kích thước bản chụp Tối đa A3
Tối thiểu A6
Tốc độ chụp 15 / 22 bản A4 một phỳt
Thời gian sấy mỏy Nhanh hơn 60 giõy
Thời gian cho bản đầu 5,9 giõy
Số lượng chụp liên tục 99 bản
Trọng lượng giấy chụp 52 - 157g/m2
Dung lượng cấp giấy Khay giấy: 500 tờ A4 hoặc A3, khay tay : 50 tờ A4 hoặc A3
Đối với máy 2622, khay tay chỉ chứa 1 tờ
Nguồn cấp giấy Tự động và bằng tay
Thu nhỏ - Phúng to 71% - 141%, điều chỉnh 1%
Tỷ lệ đặt trước 71%, 82%, 93%, 122%, 141%
Tiết kiệm năng lượng Cú
Kiểu trống Đặc biệt sử dụng trống OPC, không sinh khí ozon, có lợi cho môi trường của người sử dụng
Nguồn điện 220-230V, 50/60Hz, 8A
Kích thước D x R x C 2615 : 417 x 672 x 600mm
2622 : 410 x 672 x 410mm
Trọng lượng 2615 : 50kg
2622 : 47kg
Mỏy photocopy GESTETNER 2732z
Kiểu dỏng Máy để bàn
Phương thức sao chụp Chuyển đổi tĩnh điện khô
Kích thước bản gốc Tối đa A3 (297 x 420mm)
Kích thước bản chụp Từ A3 (297 x 420mm) đến A6 (105 x 148mm)
Tốc độ chụp 32 bản A4 một phỳt
Thời gian sấy mỏy Nhanh hơn 110 giây
Thời gian cho bản đầu 4,9 giõy
Số lượng chụp liên tục 999 bản
Trọng lượng giấy chụp 52 - 157 gsm
Dung lượng cấp giấy Khay giấy trên: 500 tờ, Khay giấy dưới: 500 tờ
Khay tay: 40 tờ
Nguồn cấp giấy Tự động và bằng tay
Thu nhỏ - Phúng to 50% - 200%, điều chỉnh 1%
Tỷ lệ đặt trước 50%, 65%, 71%, 75%, 82%, 93%, 100%, 115%, 122%, 141%, 200%
Kiểu trống Đặc biệt sử dụng trống OPC, không sinh khí ozon, có lợi cho môi trường của người sử dụng
Chức năng đặc biệt: Chế độ mó khoỏ cho người sử dụng
Chế độ tiết kiệm năng lượng: sử dụng mắt thần cảm biến
Nguồn điện 220 - 240V, 50/60Hz
Cụng suất tiờu thụ Tối đa khi chụp 1,45Kw
Kích thước D x R x C 620 x 655 x 562mm
Trọng lượng 72kg




PHẦN 2
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY COPYPRINTER
hình affraid



Máy in siêu tốc (Copyprinter) có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hẳn với máy Photocopy. Máy Photocopy có nguyên lý hoạt động tương đối phức tạp, mỗi khi chụp một bản chụp, đèn chụp lại phải quét qua bản gốc một lần. Bên cạnh đó, do cơ chế sử dụng từ và nhiệt trong quá trình sao chụp nên tốc độ của máy Photocopy bị giới hạn rất nhiều.Hiện nay, máy Photocopy thông dụng chỉ có tốc độ từ 15-40 bản/phút, giá thành bản in cũng rất cao, khoảng từ 60đ/bản trở lên.
Máy in siêu tốc hoạt động chủ yếu dựa theo nguyên lý của máy in Roneo, sử dụng một dạng khuôn đặc biệt để quét mực lên bản in, việc tạo khuôn và in đều được máy thực hiện. Do cơ chế in như vậy nên máy in siêu tốc có thể đạt tốc độ rất cao đến 120bản/phút và giá thành một bản in có thể hạ xuống rất rẻ 30đ/bản tuỳ thuộc vào số lượng bản chụp từ một bản gốc.
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
hình affraid

1.1. Trống.
Trống là bộ phận có chức năng quan trọng trong quá trình in. Không như trống của máy Photocopy có nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh, trống của máy CopyPrinter có chức năng như một chiếc lô làm nhiệm vụ phân phối mực và điều khiển khuôn in lên bản chụp.
Cấu tạo của trống
Trống của máy CopyPrinter không có các tính chất cảm quang và nhiễm điện mà chỉ mang tính cơ khí.
- Thành trống : làm bằng sắt mỏng, được cuốn tròn và ghép cơ khí hai đầu. Trên thành có đục lỗ để mực thấm ra ngoài
- Lưới lọc mực : nằm ngoài cùng có tác dụng lọc mực từ trống xuống Master.
- Trục cán mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ dàn đều mực in ra thành trống.
- Đầu thăm mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ thăm dò lượng mực trong trống.
Chú ý về trống : Trống của máy in siêu tốc là loại trống vĩnh cửu có độ bền cao. Nếu bảo quản tốt thì có thể in được đến 20 triệu bản chụp, một con số lớn hơn nhiều so với máy photocopy chỉ chụp được từ 70 nghìn - 150 nghìn bản chụp đã phải thay thế trống mới.
Khi sử dụng và bảo dưỡng máy, cần tránh các va chạm vật lý và cơ học không để trống bị bóp méo. Không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả làm nhái, mực kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.
1.2. Mực.
Mực có nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy. Mực của máy Copyprinter ở dạng nước, màu đen, có độ bám dính cao để có thể bám dính tốt trên giấy. Thành phần chủ yếu là Cacbon và chất dung môi.


Chú ý về mực : mực trực tiếp tham gia tạo nên bản chụp, vì vậy chất lượng của mực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp và tuổi thọ của một số vật tư khác. Do đó, không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả làm nhái, mực kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.

1.3. Master (giấy nến).
hình affraid

Làm nhiệm vụ khuôn in (bản mẫu), Master cuốn quanh trống trong quá trình in.
Cấu tạo của Master : là một loại giấy đặc biệt có hai mặt
- Mặt Nylon : được tráng nhựa đặc biệt có đặc tính không thấm và dễ bị đục thủng khi gặp tia nhiệt hội tụ. Mặt này của Master sẽ áp sát đầu nhiệt khi tạo khuôn mẫu và áp sát vào giấy trong quá trình in.
- Mặt Cotton : được làm bằng sợi hóa học tổng hợp, có tính thấm đồng đều, áp sát bề mặt trống trong quá trình in để hút mực ra ngoài.
1.4. Đầu nhiệt.
Đầu nhiệt là một ma trận đèn, có nhiệm vụ tạo khuôn cho quá trình sao chụp.
Tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sau khi được chuyển đổi thành tín hiệu số sẽ được gửi đến đầu nhiệt. Đầu nhiệt sẽ phát ra các tia nhiệt cực mảnh để đục thủng Master tạo nên bản mẫu.
1.5. Các bộ phận khác.
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
Máy in siêu tốc có khả năng xử lý tín hiệu số nên các thao tác xử lý đậm nhạt, phóng to thu nhỏ, chế độ văn bản/hình ảnh đều được thực hiện ở đây.
* Bộ phận thải Master : sau khi sử dụng, cần loại bỏ Master cũ và thay thế bằng Master mới
Bộ phận thải Master bao gồm :
- Hộp thải Master : chứa đựng các tờ Master sau khi thải ra
- Trục thải Master 1 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trống
- Trục thải Master 2 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trục thải Master 1 đến hộp thải Master.
* Ngoài ra, còn có các bộ phận như : Sensor, lẫy tách giấy, các bánh răng, mô tơ, hệ thống gương, đèn chụp......
2. Nguyên lý hoạt động.
Các bước của quá trình sao chụp : quá trình sao chụp của máy in siêu tốc có thể chia thành hai giai đoạn chính :
- Quá trình tạo Master (tạo khuôn) : là quá trình từ khi cho bản gốc vào để quét cho đến khi tờ Master được tạo xong và được chuyển đến bao quanh trống.
- Quá trình in : mực từ lòng trống phun qua Master và in lên trên giấy tạo hình ảnh trên bản chụp.
* Quá trình tạo Master : bao gồm 3 bước.
- Thải Master (Master Ejecting) : sau khi in xong, tờ Master vẫn còn bao quanh trống. Khi tiến hành in từ một bản gốc khác, ta ấn nút lệnh tạo Master mới, máy sẽ tự động tách tờ Master của quá trình in trước ra khỏi trống và đưa đến hộp chứa Master thải.
- Quét ảnh (Scanning) : quét hình ảnh bản gốc bằng cảm nhận tương phản hình ảnh. Trong bước này, bản gốc và đèn chụp phải chuyển động tương đối với nhau. Có thể là bản gốc đứng yên và bản chụp chạy hoặc bản gốc chạy và đèn chụp đứng yên .
- Tạo Master (Master Making) : tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số. Tín hiệu số này được đưa đến đầu nhiệt để đục lỗ, tạo nên hình ảnh bản gốc trên bề mặt Master, tờ Master được cuốn bao quanh trống.
* Quá trình In : bao gồm 3 bước.
- Cuốn giấy : giấy được đưa đến sát bộ phận trống bằng hệ thống gắp và cuốn giấy bao gồm tấm nhựa tách giấy và trục cuốn giấy.
- In (Printing) : ép giấy được cuốn từ bộ cuốn giấy và áp sát bề mặt trống trong khi trống quay để dính mực từ lòng trống qua lưới lọc, Master.
- Thoát giấy : tách giấy in bằng vòi tách giấy và quạt gió, xếp giấy ra bàn đỡ giấy.
hình affraid


SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH SAO CHỤP

Mỏy CopyPrinter GESTETNER 5308b
Kiểu dỏng cụng nghiệp Máy để bàn
Phương thức in Quét bản gốc thành tín hiệu số, tự động in
Kiểu bản gốc Tờ giấy đơn, quyển sách
Kích thước bản gốc 257 x 364mm (B4)
Kích thước giấy in Từ 90 x 148mm tới 273 x 390mm (B4)
Trọng lượng giấy in 47.1 - 209.3 gsm
Diện tớch in Tối đa 250 x 355 mm
Tốc độ in Từ 60 tới 130 bản một phỳt,
có 3 tốc độ 80, 100, 130 bản một phút
Độ phân giải 300 x 400dpi
Dung lượng cấp giấy 1000 tờ
Tỷ lệ đặt trước 71%, 82%, 87%, 93%, 115%, 122%, 141%
Chế độ chụp Chữ và hỡnh ảnh
Khả năng in màu: In được 11 màu ( nếu chọn thêm trống màu )
Chức năng đặc biệt Chế độ tự động in, chế độ tiết kiệm mực, chế độ nạp giấy ngắt quóng, chế độ kết hợp hai bản gốc, chế độ bảo mật, chế độ chụp tự động, chế độ xoá lề, chế độ chụp hỡnh ảnh
Nguồn điện 120V - 56/60Hz; 220 - 240V, 50/60Hz
Công suất tiêu thụ điện: Tối đa khi chụp 250 W
Kích thước D x R x C 1187 x 651 x 567mm
Trọng lượng 65kg









Mỏy in siờu tốc GESTETNER 6123cp
Phương thức in Quét bản gốc thành tín hiệu số, tự động in
Kiểu bản gốc Tờ giấy đơn
Kích thước bản gốc Max: 275 x 395mm (10.8'' x 15.6'')
Min: 90 x 140 mm ( 3.54” x 5.51”)
Kích thước giấy in Max: 275 x 395mm ( 10.8'' x 15.6'' )
Min: 90 x 140mm ( 3.54'' x 5.51'' )
Trọng lượng giấy in 35.0 - 127.9 gsm
Diện tớch in B4 drum : 250 x 355mm
LG drum : 210 x 355mm
Tốc độ in Có 2 tốc độ 60, 90 bản một phút
Độ phân giải 300 x 300 dpi
Dung lượng cấp giấy 500 tờ
Tỷ lệ đặt trước 71%, 82%, 87%, 93%, 115%, 122%, 141%
Chức năng đặc biệt Chế độ kết hợp hai bản gốc
Tự động đIều chỉnh về màn hỡnh nền
Khả năng thay đổi trống màu
Kích thước D x R x C 1232 x 663 x 519 mm
Nguồn điện 220 - 240V, 50/60Hz
110 - 220V; 50 – 60Hz
Trọng lượng 54kg








PHẦN 3
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTOCOPY KỸ THUẬT SỐ
hình affraid

Chức năng của các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin, yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh
* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến. Tất cả các yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình ảnh lên trống.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy kỹ thuật số kết hợp nguyên lý hoạt động của máy Copyprinter và máy Photocopy, có phần quét như Copyprinter và phần in như Photocopy.
* Phần quét : Đèn quét chiếu ánh sáng tới bản gốc, ánh sáng phản xạ được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ bộ CCD, sau đó được biến đổi thành tín hiệu số nhờ bộ biến đổi A/D, tín hiệu số được gửi đến bộ xử lý ảnh.
* Phần xử lý : Bảng mạch xử lý phân tích yêu cầu người sử dụng đưa vào, gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh. Bộ xử lý ảnh tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu đến bộ phận điều khiển súng Laze.
* Phần in : bộ điều khiển súng Laze tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến điều khiển súng (đèn) Laze .
Súng Laze sẽ vẽ hình ảnh lên trên bề mặt trống, đây là bước lộ sáng trong máy Photocopy, các bước tiếp theo đều giống như của máy Photocopy.













Mỏy photocopy GESTETNER 1502

Phương thức sao chụp Chuyển đổi tĩnh điện khô
Kích thước bản gốc Tối đa A3 (297 x 420mm)
Kích thước bản chụp Tối đa A3 (297 x 420mm)
Tối thiểu A6 (105 x 148mm)
Tốc độ chụp 15 bản A4 một phỳt
Thời gian sấy mỏy Nhanh hơn 45 giây
Thời gian cho bản đầu 6,9 giõy
Số lượng chụp liên tục 99 bản
Trọng lượng giấy chụp 52 - 157gsm
Dung lượng cấp giấy Khay giấy: 500 tờ A4 hoặc A3
Khay tay: 80 tờ A4 hoặc A3
Nguồn cấp giấy Tự động và bằng tay
Thu nhỏ - Phúng to 50% - 200%, điều chỉnh 1%
Tỷ lệ đặt trước 50%, 71%, 82%, 93%, 122%, 141%, 200%
Tiết kiệm năng lượng Cú
Cụng nghệ dựng mực Sử dụng mực tỏi sinh
Kiểu trống Đặc biệt sử dụng trống OPC, không sinh khí ozon, có lợi cho môi trường của người sử dụng
Chức năng đặc biệt: Chế độ 10 mó khoỏ cho người sử dụng
Nguồn điện 220-230V, 50/60Hz, 8A
Kích thước D x R x C 579 x 560 x 420mm
Trọng lượng 42kg




Mỏy PhotoCopy GESTETNER DSm 618
Kiểu dỏng Máy để bàn
Phương thức sao chụp Chuyển đổi tĩnh điện khô
Kích thước bản gốc tối đa A3
tối thiểu A6
Kích thước bản chụp tối đa A3
tối thiểu A6
Độ phân giải 600 dpi
Tốc độ chụp 18 bản A4 / phỳt
Thời gian sấy mỏy 15giõy
Thời gian cho bản đầu 6,5 giõy
Số lượng chụp liên tục 99 bản
Trọng lượng giấy chụp 60 – 90 gsm , khay tay 52 - 162 gsm
Dung lượng cấp giấy Khay giấy trờn : 250 tờ
Khay giấy dưới : 250 tờ
Nguồn cấp giấy Tự động và bằng tay
Thu nhỏ - Phúng to 50% - 200% , điều chỉnh 1%
Kiểu trống Đặc biệt sử dụng trống OPC , không sinh khí ozon , có lợi cho môi trường của người sử dụng
Cụng nghệ dựng mực Không có mực thải do có chế độ sử dụng mực tái sinh






Tên máy thông số kỹ thuật
DIGITAL COPIER GESTETNER DSm627
Phương thức sao chụp Sử dụng cụng nghệ quột với hai tia Laser và cụng nghệ in ảnh điện tử
Tốc độ chụp: 27 bản /phỳt
Độ phõn giải 600dpi
Chụp liờn tục 99 bản
Thời gian sấy mỏy 15 giõy
Thời gian chụp bản đầu tiờn 4.9 giõy
Dải phúng to thu nhỏ Từ 25% đến 400% ( tăng giảm 1% )
Bộ nhớ 192MB
Ổ cứng 20 GB
Bộ sắp xếp và chia bản chụp điện tử Chia tối đa được 99 bộ, mỗi bộ 17 – 20 tờ
Khay chứa giấy chuẩn 2 x 500 tờ/khay
Khay giấy ra chuẩn 500 tờ (khay trong)
Khổ giấy Từ A6-A3
Định lượng giấy in Khay 1-4: 60-105g/m2
Khay duplex: 64-105g/m2
Kớch thước (DxRxC) 550 x 604 x 980mm
Trong lượng mỏy Nhỏ hơn 62 kg
Điện ỏp nguồn 220-240V, 50/60Hz
Cụng suất Khi hoạt động: nhỏ hơn 1,5kw
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG IN
Tốc độ in 27 bản/phỳt
Kiểu in và độ phõn giải Cỏc kiểu in chuẩn
PCL5e: 300/600dpi
PCL6: 600dpi
RPCSễ: 200/300/600dpi

Giao diện card in Standard: Cổng chuẩn
Bi-directional IEEE1284 (Cổng song song)
Ethernet 10 base-T/100 base-TX (Cổng mạng)
Giao thức trong mạng TCP/IP, IPX/SPX, NetBEUI, AppleTalk
Tương thớch hệ điều hành Windows 95/98/Me/NT4.0/2000/XP/2003 server
Macintosh 8.6 or later (except for v10.0.X)
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG SCAN
Tốc độ Scan Tối đa 52 bản A4
Độ phõn giải Tối đa 600 dpi (Khi sử dụng phần mềm Twan cú thể đạt 1.200 dpi)
Kớch thước bản gốc A5-A3
Định dạng ảnh PDF/JPEG/TIFF
Định dạng gúi tin Network TWAIN
Khả năng quột ảnh gửi tới Email Cú : bằng SMTP
Dung lượng nhớ địa chỉ Tối đa : 2000 số
Phần mềm sử dụng SmartDeviceMonitorễ1
Web SmartDeviceMonitorễ
Web Image Monitor
DeskTopBinderễ V2 Lite1
ScanRouterễ V2 Lite1
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG FAX
Tương thớch mạng điện thoại PSTN, PBX
Tương thớch với chuẩn ITU-T (CCIT) G3
ITU-T (T.37) Internet Fax
Tốc độ truyền Tối đa 36Kbps
Độ phõn giải 200 x 200/100 dpi
Phương thức truyền dữ liệu MH, MR, MMR
Tốc độ quột 0.4 giõy (200 x 100 dpi, A4)
Dung lượng bộ nhớ 8 MB
Chế độ bảo vệ dữ liệu Cú
BỘ PHẬN NẠP VÀ ĐẢO BẢN GỐC TỰ ĐỘNG - DF75
Cỡ bản gốc Chế độ bỡnh thường :B6-A3
Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: B5- A3 Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: B5- A3
Định lượng giấy bản gốc Chế độ bỡnh thường :40-128g/m2
Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: 52-105g/m2
Dung lượng giấy 80 tờ ( định lượng 80g/m2
Vị trớ bản gốc Gúc bờn trỏi
Thứ tự cuốn bản gốc Từ trờn xuống
Tỷ lệ phũng to thu nhỏ Từ 30- 200%
Cụng suất tiờu thụ Nhỏ hơn 60 W
Kớch thước ( D x R x C ) 570 x 518 x 150
Trọng lượng 12kg


Tên máy thông số kỹ thuật
DIGITAL COPIER GESTETNER DSm645
Phương thức sao chụp Sử dụng cụng nghệ quột với hai tia Laser và cụng nghệ in ảnh điện tử
Tốc độ chụp: 45 bản /phỳt
Độ phõn giải 600dpi
Chụp liờn tục 999 bản
Thời gian sấy mỏy 20 giõy
Thời gian chụp bản đầu tiờn 3.6giõy
Dải phúng to thu nhỏ Từ 25% đến 400% ( tăng giảm 1% )
Bộ nhớ chuẩn 64MB + ổ cứng 20GB
Bộ sắp xếp và chia bản chụp điện tử Chia tối đa được 99 bộ, mỗi bộ 17-20 tờ
Khay chứa giấy chuẩn 2 x 500 tờ/khay + Khay tay 50 tờ
Khay giấy ra chuẩn 500 tờ (khay trong)
Khổ giấy Từ A6-A3
Định lượng giấy in Khay 1- 4: 64-105g/m2
Khay tay: 52-163g/m2
Khay duplex: 64-105g/m2
Khay Duplex Tự động đảo mặt bản chụp
Chức năng đặc biệt Quột một lần in nhiều lần/Tự động xoay khổ giấy (bản chụp đặt ngang dọc tuỳ ý)
Chế độ kết hợp 2 trong 1, 4 trong 1
Chế độ đặt mó cho người sử dụng: tối đa 50 mó
Kớch thước mỏy (D x R x C ) 670 x 650 x 720mm
Trong lượng mỏy Nhỏ hơn 79 kg
Điện ỏp nguồn 220-240V, 50/60Hz
Cụng suất Khi hoạt động: nhỏ hơn 1,5kw
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG IN
Tốc độ in 45 bản / phỳt
Kiểu in và độ phõn giải Cỏc kiểu in chuẩn
PCL5e: 300/600dpi
PCL6: 600dpi
RPCSễ: 200/300/600dpi

Giao diện card in Standard: Cổng chuẩn
Bi-directional IEEE1284 (Cổng song song) Ethernet 10 base-T/100 base-TX (Cổng mạng ), PostScrip3
Giao thức trong mạng TCP/IP, IPX/SPX, NetBEUI, AppleTalk
Tương thớch hệ điều hành Win95/98/Me/NT4.0/2000/XP/2003server Macintosh 8.6 or later (except for v10.0.X)
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG SCAN
Tốc độ Scan Tối đa 52 bản A4
Độ phõn giải Tối đa 600 dpi (Khi sử dụng phần mềm Twan cú thể đạt 1.200 dpi)
Kớch thước bản gốc A5-A3
Định dạng ảnh PDF/JPEG/TIFF
Định dạng gúi tin Network TWAIN
Khả năng quột ảnh gửi tới Email Cú : bằng SMTP
Dung lượng nhớ địa chỉ Tối đa : 2000 số
Phần mềm sử dụng SmartDeviceMonitorễ1
Web SmartDeviceMonitorễ
Web Image Monitor
DeskTopBinderễ V2 Lite1
ScanRouterễ V2 Lite1
THễNG SỐ KỸ THUẬT - CHỨC NĂNG FAX
Tương thớch mạng điện thoại PSTN, PBX
Tương thớch với chuẩn: ITU-T (CCITT) G3
ITU-T (T.37) Internet fax
Tốc độ truyền Tối đa 33.6Kbps
Độ phõn giải 200 x 200/100
Phương thức truyền dữ liệu MH, MR, MMR, JBIG (chọn thờm)
Tốc độ quột Ít hơn 0,43 giõy (200x200 dpi,1 Trang A4)
Dung lượng bộ nhớ Bộ nhớ chuẩn 8 MB
Chế độ bảo vệ dữ liệu Yes / Cú
BỘ PHẬN NẠP VÀ ĐẢO BẢN GỐC TỰ ĐỘNG - DF76
Cỡ bản gốc Chế độ bỡnh thường :B6-A3
Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: B5- A3 Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: B5- A3
Định lượng giấy bản gốc Chế độ bỡnh thường :40-128g/m2
Chế độ đảo 2 mặt bản gốc: 52-105g/m2
Dung lượng giấy 80 tờ ( định lượng 80g/m2
Vị trớ bản gốc Gúc bờn trỏi
Thứ tự cuốn bản gốc Từ trờn xuống
Tỷ lệ phũng to thu nhỏ Từ 30- 200%
Cụng suất tiờu thụ Nhỏ hơn 60 W
Kớch thước (D x R x C) 570 x 518 x 150
Trọng lượng 12kg


PHẦN 4
CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐA CHỨC NĂNG
hình affraid


Chức năng của các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin, yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh
* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến.
* BiCU : bộ xử lý hình ảnh trực tiếp bên trong bộ xử lý ảnh. Tất cả các yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình ảnh lên trống.
* Giao diện kết nối in : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính, máy có thể thực hiện được chức năng in khi nhận lệnh in từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối quét : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính, máy có thể thực hiện được chức năng quét hình ảnh, tài liệu, văn bản rồi lưu lại trong ổ đĩa cứng khi nhận lệnh quét từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối FAX : phần kết nối để máy có thể gửi và nhận tín hiệu FAX.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy đa chức năng thực chất là chức năng của một máy Photocopy kỹ thuật số có khả năng kết nối với các giao diện chức năng.



hình affraid


* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bộ xử lý trung tâm : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin của người sử dụng, tiếp nhận tín hiệu từ phần quét, tiếp nhận tín hiệu FAX đến từ đường dây điện thoại.
* Điều khiển thiết bị in : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý trung tâm, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến thiết bị in.
* Thiết bị in : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển thiết bị in để tạo ra hình ảnh trên giấy.
2. Nguyên lý hoạt động
2.1. Quét.
Ánh sáng từ đèn quét chiéu lên bản gốc và phản xạ theo độ tương phản hình ảnh đến bộ cảm nhận ánh sáng. Bộ cảm nhận ánh sáng sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng đã nhận được sang tín hiệu quang điện. Tín hiệu quang điện này sau đó được mã hóa thành tín hiệu số và được gửi tới bộ xử lý trung tâm.
2.2. Xử lý trung tâm.
Nhận tín hiệu từ bộ phận quét hoặc từ bộ kết nối mạng điện thoại kèm theo các lệnh điều khiển bổ sung từ bảng mạch điều khiển. Bộ xử lý sẽ điều chế và phân chia đường đi cho các hướng tín hiệu.
2.3. Bộ kết nối mạng điện thoại
Lưu ý khi cài đặt FAX, cần chọn chế độ phù hợp với dạng tín hiệu điện thoại.
Bộ phận này chỉ làm việc trong chế độ nhận và truyền tín hiệu khi gửi FAX hoăch nhận FAX.
Khi sử dụng chức năng Photocopy và in thử thì bộ phận này không làm việc
2.4. Bộ phận in.
Tín hiệu hình ảnh sau khi được xử lý và điều khiển được đưa đến bộ phận điều khiển in. Bộ phận điều khiển in sẽ xử lý và đưa đến thiết bị in để tạo hình ảnh lên bề mặt trống.














Nguyên lý hoạt động của máy FAX Laze 9910-phần in

1.Nạp : trục nạp A nạp điện áp âm (-) lên bề mặt trống [B] khoảng -750v
2.Lộ sáng : Tia Laser [C] vẽ hình ảnh lên mặt trống, chỗ nào bị ánh sáng Laser chiếu vào, điện áp đó bị tiêu hao chỉ còn khoảng -100V.
3.Hiện ảnh : Trục từ [D] mang mực đến sát bề mặt tróng, mực sẽ bị hút vào những chỗ mà tia Laser đã vẽ lên.
4.Hút ảnh : Trục hút [F] sẽ hút mực từ trên trống xuống giấy [G].
5.Tách giấy : Chổi hút [H] sẽ làm triệt tiêu điện tích trên giấy, giúp giấy tách khỏi trống và đi ra ngoài.
6.Lau trống : Thanh gạt [J] gạt mực còn sót lại trên bề mặt trống sau khi phần lớn các hạt mực đã hút vào giấy.
hình affraid

Mỏy Fax Lazer GESTETNER 9910

Khổ giấy vào Tối đa 280 mm
Độ rộng quét 204 mm
Phương thức in In Laser trên giấy thường
Tốc độ in 6 trang/01 phỳt
Kích thước giấy in tối đa 206 x 290 mm (A4)
Khả năng chứa giấy 100 tờ (chuẩn)
Nguồn điện 220-240V + 10%, 50/60 Hz + 3Hz
Kích thước ( DxRxC) 341 x 415,1 x 293,6 mm(khụng kể khay giấy )
Trọng lượng ít hơn 12,5 kg
Công suất tiêu thụ điện Tối đa 600W, chế độ chờ: ít hơn 10W

FAX
Tốc độ quét 6 giây
Thời gian truyền 6 giây
Tốc độ truyền 14.4 Kbps
ADF (bộ tự động nạp bản gốc) 30tờ A4 (80g/m2)
Bộ nhớ chuẩn 1.2M (96 trang)
Option 2M (104 trang)

COPIER
Thời gian sấy máy 30 giây
Tốc độ chụp 6 trang/phút
Phóng to/thu nhỏ Không
Kết nối máy tính Không



NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG PLC
(PROGRAMMABLE LOGIC CONTROL)

PLC-Thiết bị điều khiển logic lập trình sẵn (hoặc thiết bị điều khiển logic khả trình) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay thế cho việc phải thể hiện thuật toán đó bằng mạch điện.
Như vậy, với chương trình điều khiển sẵn có bên trong, PLC trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán, đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh.
Các chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của PLC.
Để thực hiện được một chương trình điều khiển, PLC phải có tính năng như một máy tính, phải có bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình điều khiển, các cổng ghép nối với các đối tượng điều khiển và môi trường xung quanh.

Sơ đồ khối tổng quát của PLC
hình affraid


Để hiểu được PLC hoạt động thế nào, cần nắm được thế nào là Logic.
Logic mang nhiều ý nghĩa :
- đúng đắn - chính xác - phù hợp - tương thích
- cùng bản chất - cùng hướng - đồng nhất

Một hệ thống hay thiết bị hoạt động theo nguyên lý PLC thì tất cả các hoạt động của hệ thống hay thiết bị đều được lập trình trước và được lưu vào bộ nhớ, chỉ cần nhấn nút điều khiển hoặc nhập thông số cho máy, CPU bên trong sẽ xử lý các dữ liệu để đưa tín hiệu điều khiển cho các bộ phận của máy hoạt động.

* Thiết bị thăm dò : có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của mạch điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều khiển.
* Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
* Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
* Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
* Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.

Ví dụ thực tế : một chiếc máy giặt gia đình.
Người sử dụng trước khi cho máy hoạt động cần đưa các thông số cho máy
- Đưa khối lượng quần áo cần giặt vào cho máy là khoảng bao nhiêu.
- Thời gian giặt là bao nhiêu
- Chế độ giặt như thế nào
Máy giặt sẽ đo lượng nước chảy vào máy đã đủ cho lượng quần áo cần giặt chưa. Nếu đã đủ thì bắt đầu hoạt động, nếu chưa đủ thì sẽ tiếp tục cho nước vào hoặc báo người sử dụng cho thêm nước.
Khi đã hoạt động thì máy sẽ làm tất cả các thao tác giặt, vò, vắt quần áo trong khoảng thời gian đã định sẵn. Khi kết thúc tất cả quá trình sẽ thông báo cho người sử dụng.
Người sử dụng chỉ việc lấy quần áo ra và đem phơi ngoài trời.
Như vậy, tất cả các thao tác của máy đều được lập sẵn trong máy, máy sẽ tự động điều khiển và thi hành.
Với cơ chế hoạt động và thi hành như vậy thì một thiết bị hay một hệ thống hoạt động theo nguyên lý PLC, khả năng hoạt động, thi hành càng nhiều các chức năng thì thiết bị hoặc hệ thống đó càng "thông minh" và có giá trị sử dụng cao.
Xu hướng của Khoa học kỹ thuật hiện nay là tạo ra các loại máy móc để phục vụ cho con người, máy móc càng ngày càng gọn nhẹ, có thể thi hành được nhiều chức năng, máy móc càng ngày càng "thông minh", vì vậy học và tìm hiểu cơ cấu hoạt động các thiết bị, hệ thống hiện đại, tiên tiến là công việc bắt buộc của một kỹ thuật viên.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ SỬA CHỮA THIẾT BỊ, HỆ THỐNG
HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ PLC
Dựa trên nguyên tắc hoạt động của thiết bị trong hệ thống hoạt động theo nguyên lý PLC
* Thiết bị thăm dò : chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của mạch điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều khiển.
* Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
* Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
* Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
* Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.
Một kỹ thuật viên cần dựa trên hiện tượng của máy để tiến hành xử lý, sửa chữa qua các bước :
Hiện tượng khoanh vùng nguyên nhân chính tìm nguyên nhân cụ thể xử lý
- Hiện tượng : có thể thu thập từ thông báo của khách hàng, từ báo lỗi của máy, hiện tượng của máy thể hiện trên bản chụp (xấu, đẹp, mờ, có vết đen, rơi mực....), thể hiện về mặt cơ khí : kêu, kẹt, tắc......, hoặc có thể nhìn, nghe, sờ vào máy
- Khoanh vùng : dựa trên hiện tưọng, kỹ thuật viên tiến hành khoanh vùng gây ra hiện tượng hỏng hóc.
- Tìm nguyên nhân chính : sau khi khoanh vùng, kỹ thuật viên tìm ra bộ phận nào gây ra hiện tượng đó.
- Tìm nguyên nhân cụ thể : sau khi tìm được nguyên nhân chính, kỹ thuật viên tìm ra được chi tiết hay thiết bị nào đã gây ra hiện tượng đó.
- Sau khi đã tìm được nguyên nhân cụ thể, kỹ thuật viên có thể đưa ra, phương hướng, biện pháp để xử lý dặ trên trình độ tay nghề, sự hiểu biết của mình hoặc hỏi kỹ thuật viên khác có trình độ cao hơn
Đối với kỹ thuật viên lâu năm, trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, tư duy tốt thì kỹ thuật viên đó có thể từ hiện tượng rồi tiến hành xử lý được ngay


KHÁI QUÁT VỀ CÁC BỆNH CỦA MÁY VĂN PHÒNG
hình affraid




Về Đầu Trang Go down
https://kythuatcongnghe.forumvi.net
 
Cấu Tạo và nguyên lý hoạt động máy Photocopy
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Photocopy Minolta
» Driver Photocopy
» Cấu tạo và nguyên tắc làm việcmáy in Xeikon DCP 32D và máy in Xerox Docucolor 2060

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Nghệ Phú Quốc :: Trang Thành Viên :: Photocopy-
Chuyển đến